Cảm cúm là căn bệnh dễ dàng mắc phải khi xuất hiện loại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể. Khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức, sổ mũi, viêm họng, nhức đầu, … thậm chí là sốt (nếu là cảm cúm thông thường). Việc điều trị cảm cúm chủ yếu là hạn chế hoạt động và loại bỏ các virus gây bệnh ra bên ngoài cơ thể hoặc điều trị các triệu chứng của bệnh giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Việc điều trị nên được thực hiện sớm, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bởi không những tiêu diệt sớm virus gây bệnh mà còn có thể hạn chế được những biến chứng của bệnh (thường là các biến chứng liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữav.v…).
Những phương pháp điều trị cảm cúm:
1. Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc tốt nhất nên được qua ý kiến tham khảo của bác sỹ. Tránh việc uống thuốc theo suy đoán có thể không chữa đúng bệnh còn giảm sức đề kháng của người bệnh, chưa kể việc kết hợp các loại thuốc khác nhau có thể gây ra hiện tượng dị ứng, tác dụng phụ v.v…. Các bạn nên tìm hiểu nguồn gốc và tác dụng của từng loại thuốc để phối hợp điều trị cảm cúm hiệu quả nhé.
a. Kháng histamine H1:
Kháng histamine H1 là nhóm thuốc bao gồm Brompheniramine, Chlorpheniramine, Clemastine … Những loại thuốc này có tác dụng gây ức chế hoạt động của histamin, chất gây ra các hiện tượng chảy nước mũi, nước mắt, ngứa ran v.v… trong cơ thể. Nhóm thuốc này đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường.
Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này là: buồn ngủ, tăng nhãn áp, khó tiểu… Tuy nhiên đây là nhóm thuốc khá lành tính nên những tác dụng phụ này không xảy ra nhiều, chủ yếu ở những người đã mắc các chứng bệnh chống chỉ định của thuốc như phì đại tiền liệt tuyến, hay tăng nhãn áp …
b. Thuốc chống nghẹt mũi:
Thuốc chống nghẹt mũi là nhóm thuốc được đặc biệt sử dụng cho các vấn đề về mũi bao gồm các loại thuốc phổ biến như pseudoephedrine. Những loại thuốc này có tác dụng làm co các mao mạch mũi, hạn chế nghẹt mũi. Thuốc được sản xuất dưới hai dạng vô cùng tiện dụng là dạng thuốc viên hoặc thuốc nhỏ, được bày bán rộng rãi tại các nhà thuốc tây.
Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này là: mũi bị sưng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, gây ức chế, căng thẳng, … Những tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi sử dụng thuốc quá liều. Loại thuốc này thường được khuyến cảo chỉ sử dụng không quá 3 ngày liên tiếp.
2. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết
– Vitamin C: Được xem như “chất xúc tác” của sức đề kháng. Không những có vai trò dọn dẹp các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, mà còn có thể tăng khả năng đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn chống lại các tác nhân gây bệnh. Bổ sung vitamin C giúp người bệnh dễ chịu hơn và giảm thiểu tối đa các triệu chứng đặc trưng của cảm cúm như ho, nghẹt mũi, sổ mũi v.v…
Các bạn có thể bổ sung vitamin C bằng việc uống thuốc viên hoặc ăn hoa quả. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều vitamin C dạng thuốc (viên nén) được bày bán rộng khắp tại các hiệu thuốc. Một cách an toàn và hiệu quả hơn là hãy bổ sung vitamin C tự nhiên vào cơ thể bằng cách tăng cường ăn các trái cây mọng nước như chanh, cam, bưởi, kiwi… và các loại rau màu xanh đậm.
– Kẽm: Đây là một dưỡng chất vô cùng hiệu quả trong việc chưa trị các chứng bệnh cảm cúm. Bổ sung kẽm hợp lý giúp cho người bệnh dễ chịu hơn với các triệu chứng viêm họng, rát cổ … Kẽm cũng được sản xuất thành thuốc dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là thuốc viên bày bán phổ biến tại các hiệu thuốc tây trên toàn quốc. Bạn cũng có thể tìm thấy thuốc dưới dạng kẹp ngậm hình thoi, rất phù hợp trong điều trị cảm cúm ở trẻ.
Tuy nhiên khác với vitamin C, không nên bổ sung quá nhiều kẽm. Tốt nhất các bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để biết được liều dùng hợp lý cho từng người.
– Tỏi: Tỏi là một trong những loại thực phẩm được ưa chuộng không những có nhiều công dụng trong chế biến thực phẩm mà còn rất giàu giá trị về mặt y học. Tỏi có khả năng diệt virus mạnh do đó có thể rút ngắn tình trạng cảm cúm của bạn. Trong Đông Y và Nam Y, ăn tỏi sống là một bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm.
– Quả La Hán có tác dụng tiêu đờm nhanh chóng. Chỉ cần uống 1 – 2 lần là có thể loại bỏ hết đờm gây dính, ngứa trong cổ họng, thậm chí là đờm trong hốc mũi gây ra bệnh nghẹt mũi, sổ mũi v.v… Quả La Hán có thể tìm kiếm tại các chợ thực phẩm hoặc các tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc. Quả được bày bán dưới dạng hỏi hoặc quả pha uống.
3. Một số cách đơn giản phổ biến có thể điều trị tại nhà
– Nước muối: Muối được biết đến là “công cụ” diệt trùng đắc lực, đặc biệt là những bệnh gây ra do virus, vi khuẩn như cảm cúm. Súc miệng nước muối, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp loại bỏ cặn bã, chất nhầy, nhờn trong cổ họng và hốc mũi, giúp họng và mũi thông thoáng, không ngứa rát, ho đờm hay nghẹt mũi. Các bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các cửa hàng thuốc tây, hoặc tự pha tại nhà (pha muối vào nước ấm với tỷ lệ 1 thìa muối với ½ lít nước ấm).
– Xông hơi: Đây là bài thuốc dân gian vô cùng hiệu nghiệm. Các bạn có thể đun nước với các loại lá tinh dầu như vỏ bưởi, sả, hương nhu, … Tinh dầu của những lá này giúp thông thoáng mũi và diệt vi khuẩn, hơi nóng từ việc xông cũng làm tăng cường hô hấp trao đổi chất qua da, làm đào thải các virus gây bệnh trong cơ thể. Cũng tương tự, các bạn có thể uống trà nóng hoặc canh nóng cũng có tác dụng tương tự nhưng nhẹ hơn. Khi sử dụng các cách này, các bạn chú ý điều chỉnh nhiệt độ để tránh gây bỏng nhé.