Ở khoảng cách trên 5m, ánh sáng chiếu qua mắt không thể tụ thành tiêu điểm trên võng mạc mà lại tạo thành hai hoặc nhiều tia sáng, tạo thành một hình ảnh mờ ảo trên võng mạc chính là hiện tượng loạn thị. Sau khi đeo kính, hình ảnh trên võng mạc lại trở nên rõ ràng như bình thường.
Nhãn cầu bình thường phải có hình tròn, độ cong của tia sáng giống với bán kính nhãn cầu nhưng hiếm khi mắt người đạt được trạng thái lí tưởng đó. Dưới sự chèn ép của da quanh mắt, mắt người thường hơi nghiêng về trạng thái loạn thị, tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến thị lực. Hiện tượng đó gọi là loạn thị sinh lí và không cần phải đeo kính. Khi nhìn vào bên ngoài giác mạc và thủy tinh thể của mắt bị loạn thị, chúng ta thấy độ cong của chúng không giống nhau, dẫn đến độ khúc xạ cũng không giống nhau. Sau khi ánh sáng chiếu vào mắt thường không thể tụ lại một tiêu điểm trên võng mạc mà biến thành nhiều tia khác nhau khiến cho hình ảnh trên võng mạc không được rõ ràng mà lại rất mờ ảo. Loạn thị cũng được liệt vào danh sách tật khúc xạ và Tật loạn thị lại phân ra hai loại: loạn thị nguyên lí và loạn thị không theo nguyên lí.
Loạn thị nguyên lí: Neu ánh sáng chiếu vào mắt có thể hình thành hai tia sáng giao nhau và khi đeo kính, thị lực được cải thiện thì gọi là loạn thị theo nguyên lí. Đa số trường hợp loạn thị đều là loạn thị nguyên lí.
Loạn thị không theo nguyên lí: Do các bệnh về mắt, ví dụ như đục giác mạc hoặc giác mạc hình chóp mà bề mặt giác mạc lồi lõm không bằng phang khiến cho tia sáng sau khi đi qua giác mạc bị khúc xạ thành những tia hỗn loạn, không thể tụ lại trên võng mạc và cũng không thể dùng kính mắt để điều chỉnh được thị lực thì gọi là loạn thị không theo nguyên lí.
Có tới 90% trường hợp loạn thị ở tình trạng nhẹ, dưới 2.00D. Hiếm có trường hợp độ loạn thị hơn 2.00D, lớn hơn 4.00D được gọi là loạn thị nặng và phần lớn là do bẩm sinh.