By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
GiaDinh.Top
  • Trang chủ
  • Nấu ăn
  • Sức khỏe
  • Làm bánh
  • Đồ uống
  • Mẹo vặt
  • Liên hệ
Notification

GiaDinh.Top

Món ăn ngon cho bữa cơm hàng ngày

Aa
Search

Top Stories

Explore the latest updated news!

Học ngay cách làm 4 loại nước chấm này để ăn cùng với đồ nướng là bao ngon

Cách làm bánh pho mai Flan nướng thơm ngon, đơn giản tại nhà

Cách làm bánh đường, món ăn của tuổi thơ

Stay Connected

Find us on socials
248.1k Followers Like
61.1k Followers Follow
165k Subscribers Subscribe
Made by ThemeRuby using the Foxiz theme. Powered by WordPress
GiaDinh.Top > Blog > Nuôi con > Làm gì để bé không ghen tị với em?
Nuôi con

Làm gì để bé không ghen tị với em?

Thu Uyên
Last updated: 2023/10/01 at 3:17 Chiều
By Thu Uyên Add a Comment
Share
SHARE

Làm gì để bé không ghen tị với em?

Contents
Để con không ghen tị, hãy chuẩn bị tinh thần “đón em” cho conDuy trì nề nếp sinh hoạtGiải thích những điều sẽ xảy raQuan tâm và dành thời gian cho trẻCho trẻ tham gia chăm sóc em béChấp nhận thái độ ghen tị hoặc hành vi thoái lui của trẻSẵn sàng đón nhận thái độ phá bĩnhXử lý khi bé đánh emGiao nhiệm vụ cho cả haiCách ly khi cần thiết

Ghen tị là một trạng thái tình cảm hết sức tự nhiên và bình thường ở trẻ nhỏ, khi lần đầu tiên trong nhà có thêm em bé. Bởi chúng thường có suy nghĩ rằng cha mẹ là của riêng mình và không muốn chia sẻ sự quan tâm cũng như tình yêu của cha mẹ với người khác.

Vậy bố mẹ trẻ nên giải quyết như thế nào trong trường hợp này?

Để con không ghen tị, hãy chuẩn bị tinh thần “đón em” cho con

3 – 4 tháng trước khi sinh, hãy nói với con thật chân thành và thẳng thắn về sự xuất hiện sắp tới của một em bé nữa trong nhà. Đây là thời điểm tốt nhất vì bé đã có thể nhận biết những thay đổi: bụng mẹ đủ to để chứa một em bé trong đó, em bé đang đạp và cử động trong bụng mẹ. Không nên nói sớm hơn vì bé có thể sẽ quên sự kiện trọng đại này.

Song song với việc thông báo, bạn nên giúp con hình dung những thay đổi có thể xảy đến khi em bé chào đời, ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến con (kể cả tích cực và không tích cực).

Động viên con đặt nhiều câu hỏi liên quan đến em và nói cho bố mẹ biết con cảm thấy thế nào. Thường xuyên trấn an con rằng không gì có thể ảnh hưởng đến tình yêu của bố mẹ dành cho con.

Duy trì nề nếp sinh hoạt

Cố không làm cho cuộc sống của trẻ thay đổi nhiều khi có em bé. Nếu được, hãy rèn luyện nề nếp đi vệ sinh và cho trẻ đi nhà trẻ trước khi sinh em bé để hạn chế tình trạng bé ghen tị với em.

Giải thích những điều sẽ xảy ra

2 tuần trước khi sinh, bạn chuẩn bị trước cho con về sự vắng mặt sắp tới của mẹ. Cùng “thảo luận” rõ ràng với con về những điều sắp đến vì dù có thể bạn chỉ ở viện 1 – 2 ngày, nhưng bé vẫn sẽ rất buồn và nhớ mẹ.

Nếu có ý định mời người thân, họ hàng, hay người giúp việc đến trông con khi bạn đi sinh, tốt nhất nên đón họ đến ở cùng gia đình trước đó 1, 2 tuần. Nếu được, hãy cho con đến bệnh viện sau khi em bé thứ hai ra đời, để bé có cảm giác mình cũng là phần quan trọng của một “gia đình lớn” từ giờ phút thiêng liêng này.

Quan tâm và dành thời gian cho trẻ

Cố gắng không để em bé chiếm hết thời gian của bạn. Hãy dành thời gian âu yếm, quan tâm đến trẻ. Cố gắng duy trì thói quen vui chơi, hay đọc truyện cho trẻ nghe như trước đây.

Cho trẻ tham gia chăm sóc em bé

Hãy nhờ con mang khăn tắm cho em, “đẩy xe” cho em đi dạo (tất nhiên bạn vẫn là người điều khiển chính). Nếu con bạn muốn được bế em, hãy cố gắng để bé được làm điều đó. Có thể cho con ngồi lên ghế, kê gối ở bên rồi đặt em lên lòng con. Nhớ canh chừng cẩn thận để chắc chắn không có gì nguy hiểm. Thông qua những công việc chăm sóc này bé sẽ yêu em bé hơn và bớt ghen tị với em.

bé không ghen tị

Chấp nhận thái độ ghen tị hoặc hành vi thoái lui của trẻ

Hãy chấp nhận những kiểu ứng xử như em bé của trẻ nhưng luôn khẳng định rằng trẻ đã lớn, thông minh và ngoan hơn em bé nhiều như: biết cách cư xử, mặc quần áo và biết ca hát… Nói với trẻ rằng, em bé hay khóc và cứ đòi ăn y như trẻ lúc mới sinh vậy. Lớn lên, em bé chắc sẽ ít khóc và ngoan như trẻ bây giờ.

Sẵn sàng đón nhận thái độ phá bĩnh

Lúc đầu có thể trẻ sẽ rất háo hức đón nhận em bé, nhưng vài tuần sau trẻ có thể nghĩ rằng em bé đang giành lấy mẹ của mình và bắt đầu trở chứng quấy nhiễu. Bạn cần phải kiên nhẫn và thấu hiểu tâm lý trẻ. Hãy bảo trẻ rằng, trẻ đang có được nhiều điều hơn hẳn em bé vì trẻ đã biết cách giúp đỡ mẹ, đồng thời đang cố chăm sóc cho em bé lớn thật nhanh để cùng chơi với trẻ.

Xử lý khi bé đánh em

Đừng ngạc nhiên nếu đứa con lớn của bạn vì ghen tị mà đánh hay ném vật gì đó vào em. Nếu đủ lớn, bé sẽ còn làm việc này “tinh tế” hơn bằng cách làm ra vẻ như đó là một “tai nạn” vô tình.

Đây là hành vi bình thường và không khó để nhận ra. Hãy ngăn chặn từng bước một. Những lúc chỉ có bạn và con, hãy động viên bé thổ lộ những cảm xúc giận dữ, ghen tị. Nói cho bé hiểu có cảm giác như vậy không có nghĩa là bé hư nhưng vì những cảm giác đó mà đánh em thì chắc chắn là không chấp nhận được.

Khi bé đánh em, bạn không nên chế giễu hay đét đít bé, làm vậy bé sẽ “trả thù” em khi không có mặt mẹ. Cách tốt nhất, hãy nói ngay: “Con làm vậy là xấu. Em bé có đánh con đâu, và con lớn hơn em cơ mà”. Cho bé thời gian để suy nghĩ về hành động của mình.

Bởi bé chưa thể chấp nhận ngay những lời dạy của mẹ, tốt nhất trong vài tuần sau đó bạn nên “đề phòng”, để mắt đến đứa con nhỏ, cất hết những vật sắc, nặng đề phòng đứa lớn đánh em. Cố gắng không cho đứa lớn thấy sự đề phòng này, tránh cho con suy nghĩ mình không được bố mẹ tin tưởng.

Giao nhiệm vụ cho cả hai

Hãy tìm cơ hội khiến hai đứa trẻ phải “hợp tác” với nhau để hoàn thành một mục đích công việc. Ví dụ bạn bảo các con cùng xếp đồ chơi vào giỏ, giúp nhau chuẩn bị áo quần đi chơi công viên.

Khi các bé chơi cùng nhau, hãy bảo đảm rằng trò chơi không mang tính ganh đua, ví dụ để bé chơi “nấu cơm”, chơi “bán phở”, chơi trò khám bệnh hay chơi làm cô giáo. Những lần chơi chung thế này sẽ giúp bé lớn bớt ghen tị với em

Cách ly khi cần thiết

Sẽ có những giai đoạn bọn trẻ chơi với nhau rất ngoan nhưng đến lúc lại chí chóe suốt cả ngày. Vào thời điểm “hỗn loạn” ấy, tách bọn trẻ ra là biện pháp hữu ích. Đó là lý do bạn cần bổ sung vào lịch của các con “ngày của bố” và “ngày của mẹ”. Trong những ngày đặc biệt này, đứa lớn sẽ chơi riêng với bố trong khi đứa nhỏ chơi với mẹ hoặc ngược lại.

Làm tốt những điều trên, mẹ sẽ giảm hẳn được thói ghen tị của con với em đấy!

Thu Uyên 1 Tháng Mười, 2023 1 Tháng Mười, 2023
Share this Article
Facebook Twitter Copy Link Print
Leave a comment Leave a comment

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Stories

Uncover the stories that related to the post!
Nuôi con

6 dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Ruôc tôm bằng tôm tươi
Nuôi con

Top 2 cách làm ruốc tôm, đơn giản, bổ dưỡng ai ăn cũng thích

Nuôi con

Quả việt quất với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

che do an cho tre truoc 1 tuoi de be phat am va tap noi "lau lau" - 1
Nuôi con

Chế độ ăn cho trẻ trước 1 tuổi để bé phát âm và tập nói “làu làu”

Cháo móng giò, hạt sen
Nuôi con

Cháo dinh dưỡng, các món cháo ngon cho bé dễ nấu, bổ dưỡng

Nuôi con

Cháo tôm cho bé: 10 cách nấu ngon nhất cho bé ăn dặm đơn giản tại nhà

Nuôi con

Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng cung cấp dinh dưỡng giúp bé hay ăn chóng lớn mỗi ngày

Cháo lươn nấu cải xanh
Nuôi con

Cháo dinh dưỡng cho bé với cách nấu món cháo lươn thơm ngon, bổ dưỡng

Show More
GiaDinh.Top

GiaDinh.Top là trang chia sẽ cách nấu ăn đơn giản tại nhà được nhiều người tin yêu, chúng tôi cũng có những bài viết về sức khoẻ, làm đẹp, mẹo vặt, nhằm mục đích mang  đến kiến thức bổ ích cho độc giả.

Quick Links

About US

  • Giới thiệu
  • Chính sách & Bảo mật
  • Bản quyền
  • Liên hệ

Website www.giadinh.top. Phát Triển bởi Jacky

Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?