Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh cảm cúm vào thời điểm giao mùa do hệ miễn dịch còn yếu.
Vậy dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cảm cúm ở trẻ là gì?
Cách điều trị như thế nào?
Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Góc Ẩm Thực nhé!
Cảm cúm là gì?
Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra.
Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Hiện nay xuất hiện rất nhiều loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng như H5N1, H1N1, H7N9…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm, tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 – 500.000 người.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cảm cúm
Khi bị cảm cúm, trẻ sẽ có những triệu chứng như:
- Trẻ gặp khó khăn khi ăn hoặc không muốn bú sữa (trẻ bị đau họng)
- Trẻ thường khó chịu, người uể oải và không muốn chơi trong thời gian dài (trên 4 tiếng)
- Trẻ khó thở hoặc thở khò khè
- Trẻ bị cảm lạnh, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài
- Trẻ ho thường xuyên
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi và sốt trên 38°C
- Trẻ khóc không có nước mắt hoặc không đi tiểu trong 8 giờ
Cách điều trị bệnh cảm cúm cho bé
Để điều trị bệnh cảm cúm cho bé, bố mẹ cần:
- Áp dụng các biện pháp cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho người khác, hạn chế ra khỏi phòng bệnh, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang cho trẻ.
- Hạn chế người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết. Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang y tế.
- Phối hợp dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho,… (nếu có) cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay.
- Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con: Hầu hết các bệnh cảm lạnh không gây sốt, nhưng các bà mẹ cần tỉnh táo. Bởi một cơn sốt chớm xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cúm. Vì vậy, mẹ cần theo dõi chính xác và liên tục nhiệt độ cơ thể của con. Có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc loại chạy bằng pin để dưới lưỡi miễn là phù hợp với con mình.
- Nuôi dưỡng: Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa và uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả có nhiều vitamin C.
- Cho trẻ súc miệng với nước muối (1 muỗng cà phê muối trong 1 lít nước ấm) để làm dịu bớt cơn đau họng.
- Ngâm chân trong nước ấm để trẻ giảm bớt tình trạng khó thở hoặc thở khò khè.
- Xoa lưng cho bé để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Vệ sinh bát, thìa, chậu, bô và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng.
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là khi trời lạnh.
- Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.
Phòng bệnh cảm cúm ở trẻ
Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, bố mẹ cần tiêm vắc xin cúm để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không thể tiêm vắc xin cúm, do đó mẹ bầu nên tiêm phòng cúm để bảo vệ con trong 6 tháng đầu.
Bên cạnh đó, các mẹ cần nhớ rằng cho con bú bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm. Sữa mẹ có các kháng thể tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể bé.
Ngoài ra, các biện pháp tại nhà cũng giúp bố mẹ phòng ngừa cảm cúm cho con, như:
-
Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi đi từ bên ngoài về.
-
Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
-
Lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi.
-
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cúm.
Cảm cúm là một căn bệnh nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ hãy chắc chắn thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ bé khỏi bệnh cảm cúm.
Chúc các bé yêu luôn mạnh khỏe!