By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
GiaDinh.Top
  • Trang chủ
  • Nấu ăn
  • Sức khỏe
  • Làm bánh
  • Đồ uống
  • Mẹo vặt
  • Liên hệ
Notification

GiaDinh.Top

Món ăn ngon cho bữa cơm hàng ngày

Aa
Search

Top Stories

Explore the latest updated news!
Cách làm gà hấp muối sả chuẩn nhất, thịt mềm thơm, da giòn căng bóng

Cách làm gà hấp muối sả chuẩn nhất, thịt mềm thơm, da giòn căng bóng

Mẹo ướp thịt xiên nướng trứ danh, mềm ngon, không khô mà các quán vẫn luôn giữ bí mật

Mẹo ướp thịt xiên nướng trứ danh, mềm ngon, không khô mà các quán vẫn luôn giữ bí mật

Mách mẹ công thức nấu 10 món hải sản ngon như nhà hàng

Mách mẹ công thức nấu 10 món hải sản ngon như nhà hàng

Stay Connected

Find us on socials
248.1k Followers Like
61.1k Followers Follow
165k Subscribers Subscribe
Made by ThemeRuby using the Foxiz theme. Powered by WordPress
GiaDinh.Top > Blog > Nuôi con > Cách phân biệt trẻ sốt do mọc răng với sốt bệnh lý
Nuôi con

Cách phân biệt trẻ sốt do mọc răng với sốt bệnh lý

Thu Uyên
Last updated: 2023/10/02 at 3:11 Sáng
By Thu Uyên Add a Comment
Share
SHARE

Làm thế nào để phân biệt được bé sốt mọc răng và sốt thông thường. Dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, nôn vì nó không liên quan đến mọc răng. Nếu trẻ không chơi đùa như bình thường, đó thực sự là dấu hiệu bệnh, và bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Dưới đây là những chia sẻ giúp mẹ phân biệt được sốt mọc răng, với sốt bệnh. Mẹ nên tham khảo nhé.

Theo các chuyên gia y tế cho biết thông thường thì nguyên tắc cũng như trình tự mọc răng của trẻ sẽ bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng thứ 8 mới bắt đầu mọc răng. Theo đó, bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới trước rồi răng cửa hàm trên. Tiếp đến là răng hàm nhai, răng nanh rồi mới đến răng cối. Trước 3 tuổi thì con sẽ hoàn thiện xong 20 cái răng. Nếu như các bé mọc răng trước tháng 6, ví dụ: mọc răng ở tháng thứ 3 – 4 hoặc thậm chí 1 – 2 tháng đã mọc răng thì tức là bé đang mọc răng sớm. Còn có những bé mọc răng quá sớm khi vừa sinh ra đã có răng nhú thậm chí khi được 8 tháng thì có những bé đã có đủ 8 răng cửa. Điều đó cho thấy con mọc răng sớm hơn so với tiêu chuẩn bình thường.

Contents
Làm thế nào để phân biệt được bé sốt mọc răng và sốt thông thường. Dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, nôn vì nó không liên quan đến mọc răng. Nếu trẻ không chơi đùa như bình thường, đó thực sự là dấu hiệu bệnh, và bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Dưới đây là những chia sẻ giúp mẹ phân biệt được sốt mọc răng, với sốt bệnh. Mẹ nên tham khảo nhé.1. DẤU HIỆU BÉ ĐANG MỌC RĂNG2. CÁCH GIẢM ĐAU, KHÓ CHỊU CHO BÉ MỌC RĂNG3. NHỮNG SAI LẦM KHI CHĂM TRẺ SỐT CẦN PHẢI TRÁNH

1. DẤU HIỆU BÉ ĐANG MỌC RĂNG

Bé trở nên cáu gắt, khó chịu: Vì răng sẽ nhô lên từ nướu nên sẽ làm cho bé bị đau, dẫn đến việc bé sẽ quấy nhiễu và khóc nhiều.

Hiện tượng chảy nước dãi: Mọc răng sẽ khiến cho bé chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

Đau và có xu hướng gặm các thứ xung quanh: Trẻ đang mọc răng sẽ có thể gặm hoặc nhai bất cứ thứ gì vì đó là cách duy nhất bé biết làm để giảm đi cơn đau của mình.

Hay dứt tai: Việc đau ở nướu sẽ kéo theo tình trạng khó chịu ở tai và má bé khi bắt đầu mọc răng hàm. Đây là lí do vì sao bạn có thể thấy bé yêu hay cọ tay vào má hoặc dứt tai.

Ỉa chảy: Một nghiên cứu của bệnh viện nhi Australia đã chỉ ra rằng ỉa chảy chính là triệu chứng chung nhất biểu hiện của việc bé đang mọc răng. Song có nhiều nhà khoa học lại không đồng tình với quan điểm trên. Tuy vậy, bạn cũng nên chú ý đến hiện tượng này.

Sốt nhẹ: Đây chính là triệu chứng mà bố mẹ đều nắm được khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên nếu trẻ sốt với nhiệt độ khoảng 39 độ hay kéo dài khoảng hơn 2 ngày, thì bạn cần phải hỏi ý kiến của các bác sĩ ngay.

2. CÁCH GIẢM ĐAU, KHÓ CHỊU CHO BÉ MỌC RĂNG

Một vài mẹo nhỏ để giảm đi sự quấy nhiễu của những chiếc răng sữa đang mọc gây khó chịu cho bé. Mọc răng khiến bé bị sốt, nhức lợi, không muốn ăn… Chính vì vậy bố mẹ hãy giúp bé giảm nhẹ những cơn đau nhức do chiếc răng sắp nhú gây nên bằng cách:

Người Đức vẫn hay dùng dầu đinh hương và rễ cây irit thơm giã nhỏ và bôi lên lợi chỗ răng sắp mọc của bé. Nó sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm đau nhức để bé có thể ngủ ngon và bớt quấy khóc.

Bạn có thể mua táo hay bất kể loại quả nào bé có thể ăn nhưng chú ý là nên chọn loại quả cứng sau đó cho vào trong tủ lạnh. Qua 1 tiếng lấy ra cho bé mút, gặm. Hơi lạnh sẽ làm tê nướu giúp bé bớt đi cảm giác đau nhức.

Rửa sạch tay bằng nước muối sau đó dùng tay cọ xát vào nướu của bé một cách nhẹ nhàng. Việc làm đó sẽ giúp bé quên đi cái răng sữa đang mọc khiến bé khó chịu.

Chú ý, trong thời gian bé mọc răng bạn nên rửa miệng cho bé bằng nước muối loãng đều đặn trước khi đi ngủ và sau khi ăn xong đó là cách tốt nhất giúp bé yêu nhà bạn ngủ ngoan và không bị những chiếc răng đang mọc làm cho tỉnh giấc.

3. NHỮNG SAI LẦM KHI CHĂM TRẺ SỐT CẦN PHẢI TRÁNH

Nhiều phụ huynh hẳn sẽ giật mình khi phát hiện ra mình đã ngộ nhận khi chăm sóc trẻ bị sốt bằng nhiều mẹo rỉ tai không đúng, hậu quả là, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh:

Không được tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids. Các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.

Khi trẻ sốt cao và đang làm kinh, người nhà tuyệt đối không được nặn bất cứ một thứ gì, ví dụ như vài giọt chanh, vào trong miệng trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ bị sặc và gây tử vong.

Cách phân biệt trẻ sốt do mọc răng với sốt bệnh lý & Sai lầm khi chăm bé bị sốt cần tránh

Có một ‘bài thuốc’ người già hay sử dụng làm mát cho trẻ là đổ vào nước ấm một chút rượu hay cồn (alchol). Thực tế, việc kết hợp này có thể làm mát rất nhanh, thậm chí mát lạnh do sự bốc hơi. Tuy nhiên, cách hạ sốt này vô cùng nguy hại. Rượu hay cồn khi bốc hơi có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Chưa kể, hiện nay ở một số nơi, rượu chưa chắc đã an toàn. Người ta bỏ thêm một số các chất như thuốc diệt sâu rầy, khiến cho rượu trong vắt. Do đó tuyệt đối không được đổ rượu, cồn vào nước khi lau cho trẻ.

Kinh nghiệm cho thấy lấy chanh xoa cho trẻ sẽ khiến trẻ hạ sốt. Đây là một điều không nên làm. Chanh có chứa một độ axít loãng làm bỏng hay hư da trẻ. Ngoài ra, tuyệt đối không lấy nước đá hay đá lạnh chườm cho trẻ.

Nhiều người còn cho rằng, khi trẻ làm kinh phải cắt lể để nặn hết máu độc ra. Khi chuyển trẻ đến bệnh viện, trong trường hợp sốt xuất huyết, do rối loạn đông máu, việc cầm máu rất khó khăn. Toàn bộ cơ thể bị rỉ máu. Cấm cạo gió cắt lể khi trẻ sốt, bác sĩ không thể theo dõi được chỗ nào xuất huyết do bệnh, chỗ nào do cạo gió.

Trên đây là hướng dẫn phân biệt trẻ sốt mọc răng với sốt bệnh lý  và những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt thường gặp mà các mẹ nên biết để có cách chăm sóc bé yêu hoàn hảo, giảm đau nhức trong quá trình mọc răng, tránh được những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chúc các bé luôn vui khỏe, hay ăn chóng lớn mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gocamthuc.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé

Thu Uyên 2 Tháng Mười, 2023 2 Tháng Mười, 2023
Share this Article
Facebook Twitter Copy Link Print
Leave a comment Leave a comment

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Stories

Uncover the stories that related to the post!
Nuôi con

6 dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Ruôc tôm bằng tôm tươi
Nuôi con

Top 2 cách làm ruốc tôm, đơn giản, bổ dưỡng ai ăn cũng thích

Nuôi con

Quả việt quất với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

che do an cho tre truoc 1 tuoi de be phat am va tap noi "lau lau" - 1
Nuôi con

Chế độ ăn cho trẻ trước 1 tuổi để bé phát âm và tập nói “làu làu”

Cháo móng giò, hạt sen
Nuôi con

Cháo dinh dưỡng, các món cháo ngon cho bé dễ nấu, bổ dưỡng

Nuôi con

Cháo tôm cho bé: 10 cách nấu ngon nhất cho bé ăn dặm đơn giản tại nhà

Nuôi con

Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng cung cấp dinh dưỡng giúp bé hay ăn chóng lớn mỗi ngày

Cháo lươn nấu cải xanh
Nuôi con

Cháo dinh dưỡng cho bé với cách nấu món cháo lươn thơm ngon, bổ dưỡng

Show More
GiaDinh.Top

GiaDinh.Top là trang chia sẽ cách nấu ăn đơn giản tại nhà được nhiều người tin yêu, chúng tôi cũng có những bài viết về sức khoẻ, làm đẹp, mẹo vặt, nhằm mục đích mang  đến kiến thức bổ ích cho độc giả.

Quick Links

About US

  • Giới thiệu
  • Chính sách & Bảo mật
  • Bản quyền
  • Liên hệ

Website www.giadinh.top. Phát Triển bởi Jacky

Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?