Hiện nay, y học ngày càng phát triển. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là những chứng bệnh về thần kinh cũng đang có xu hướng gia tăng. Cách đây không lâu, bệnh parkinson đang còn là một cái tên khá xa lạ, tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh Parkinson ngày càng cao.

Bệnh Parkinson là gì và có thực sự nguy hiểm?
Parkinson còn có tên gọi khác là bệnh liệt trung. Đây là một loại bệnh thuộc hệ thần kinh do một nhóm tế bào ở não xảy ra tình trạng thoái hóa. Hiện tượng này làm suy giảm dopamin – một chất dẫn truyền thần kinh. Bệnh được phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1817 do một bác sỹ người Anh – James Parkinson (cũng bởi vậy mà bệnh này người ta gọi là bệnh Parkinson).
Bệnh thường bệnh này hay gặp ở người già, thường là qua tuổi 60 (chiếm 90%) nhưng cũng có số ít những trường hợp bắt đầu có triệu chứng từ độ tuổi 50. Bệnh hiếm gặp ở người trẻ tuổi.
Biểu hiện của bệnh Parkinson là trong giai đoạn đầu gần như không có gì nổi bật. Đến khi có dấu hiệu run tay thì bệnh đã trong giai đoạn phát triển rồi và thường có kèm theo một số triệu chứng khác như tê cứng cơ, khớp, hạn chế cử động, trương lực cơ gây ra những cản trở và khó khăn đáng kể trong hoạt động hàng ngày.
Những biểu hiện thường thấy của bệnh parkinson là:
– Run chân tay: là dấu hiệu khá phổ biến. Khác với một số chứng bệnh run chân tay khác (run vô căn, run tiểu não…), run ở parkinson chỉ xảy ra hầu hết khi bệnh nhân ngừng vận động. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào bị parkinson đều run chân tay. Có đến 15% bệnh nhân parkinson không có dấu hiệu này.

– Căng cứng cơ bắp: Những chỗ cơ khớp, các túi bắp bị căng cơ và co lại gây khó khăn trong quá trình vận động. Những hoạt động như xoay người, cổ, trở mình v.v… đều cảm thấy khó khăn. Các cơ trên mặt cũng tê cứng dần và ít biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt.
– Vận động khó khăn: Do tê cứng cơ khớp và hoạt động chỉ đạo của não đến các chi có suy giảm nên những hành động bình thường như sử dụng khuy áo, đi giày, gọt trái cây, viết chữ … cũng trở nên vô cùng khó khăn.

– Mất thăng bằng: Những động tác trở mình, đứng lên ngồi xuống hay xoay chuyển tư thế luôn là những khó khăn đối với người bị bệnh parkinson bởi họ dễ bị mất thăng bằng, ngã, dáng người xiên xẹo v.v…
Tuy gây ra những khó khăn bất tiện cho người bệnh nhưng đây không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh này phát triển nhanh thì sẽ là vài năm, còn chậm sẽ là vài chục năm, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh, có thể gây liệt, mất ý thức hoặc một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy kiệt và tử vong.
Nguyên nhân của bệnh parkinson?
Như đã giới thiệu, nguyên nhân của bệnh parkinson là do sự thoái hóa của các tế bào não, đặc biệt là những tế bào có chức năng sản sinh dopamin. Lượng tế bào bị thoái hóa này không nhiều, và thường tập trung ở một phần nhỏ có tên khoa học là substania nigra (thường gọi là chất đen). Suy giảm lượng dopamin trong não, sẽ làm giảm quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa các tế bào, do đó mà gây cản trở trong việc chỉ đạo của não đến các cơ chân tay trên cơ thể.
Nguyên nhân của Parkinson là vậy nhưng nguyên nhân vì sao xuất hiện sự thoái hóa tế bào nói trên vẫn chưa được tìm ra. Có nhiều giả thiết đã được đặt ra như các yếu tố bên ngoài: môi trường, thói quen vận động, tuổi tác, v.v… hay các yếu tố bên trong như di truyền, quá trình trao đổi năng lượng, virus v.v…
Giải pháp điều trị khi bị bệnh parkinson?
Tuy đây không phải là căn bệnh mới nhưng do chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân gốc rễ gây nên bệnh nên y học thế giới cũng chưa tìm ra được giải pháp điều trị tận gốc căn bệnh này.
Hầu hết các phương thức chữa trị hiện nay đều nhằm mục đích suy giảm các triệu chứng và biểu hiện của bệnh. Những bài tập vật lý trị liệu kết hợp với thuốc được áp dụng triệt để để điều trị bệnh. Hơn nữa, do đây là căn bệnh run khi nghỉ nên một biện pháp khác để điều trị chính là tăng cường vận động chân tay, nên áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng để đạt hiệu quả cao, giảm tốc độc phát triển của bệnh.
Người bệnh cũng nên bổ sung những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng có lợi cho hệ thần kinh như quả óc chó, đỗ, đậu v.v… vào thực đơn hàng ngày để phát triển chức năng hệ thần kinh.
Một số trường hợp nặng, người bệnh có thể được tư vấn điều trị có sự can thiệp của phẫu thuật.
Hiện tại có nhiều loại thuốc được kê đơn để điều trị bệnh parkinson, người bệnh và người nhà bệnh nhân nên chủ động tham khảo sự tư vấn của bác sỹ và uống theo thuốc kê đơn. Nhìn chung, các loại thuốc điều trị parkinson có những đặc điểm sau:
- – Chứa tiền chất của dopamin: những chất này sẽ chuyển hóa thành dopamin bổ sung lượng dopamin thiếu hụt. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ sử dụng được 3 – 5 năm tùy tình trạng của từng bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân sẽ có dấu hiệu nhờn thuốc.
- – Kích thích vận chuyển dopamin lên não
- – Ức chế men chuyển hóa dopamin