5 cách giúp bố mẹ dễ dàng “chế ngự” cơn tức giận của trẻ

Admin
5 cách giúp bố mẹ dễ dàng "chế ngự" cơn tức giận của trẻ
Mỗi cơn tức giận của trẻ xuất phát từ nguyên nhân rất đơn giản: không đạt được mong muốn.
Tiến sĩ, tâm lý học Ray Levy cho rằng: “Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, cơn giận dữ thường xuất phát từ việc cố gắng truyền đạt nhu cầu như: trẻ đói, thay tã, muốn một món đồ chơi nào đó. Khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi, trẻ đã tự chủ hơn.”
Vậy, làm thế nào để hạn chế những “bùng nổ” này ở trẻ? 
Bài viết dưới đây Góc Ẩm Thực sẽ bật mí 5 cách giúp bố mẹ dễ dàng “chế ngự” cơn tức giận của trẻ, cùng tham khảo nhé!
5 cách giúp bố mẹ dễ dàng "chế ngự" cơn tức giận của trẻ

Đừng cố gắng trấn tĩnh trẻ

Khi con đang la hét hết cỡ, khóc lóc thật to thì những câu nói như: “Không được khóc!”, “Nín ngay!”, “Bình tĩnh lại ngay!” có vẻ không hiệu quả. Bởi, khi cơn giận đang đến đỉnh điểm thì trẻ càng không muốn nghe bất cứ điều gì.
Bạn hãy cứ để cơn giận trôi qua nhanh chóng nhất bằng cách cho con một khoảng không gian yên tĩnh để bình tĩnh lại.
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu: đánh, đá, cắn hoặc ném đồ đạc, bạn nên ngăn chặn điều này ngay lập tức bằng cách nói rõ ràng với con rằng, con được phép tức giận, khóc lóc nhưng làm tổn thương người khác thì không được. Đặc biệt là trẻ càng hét to, bạn càng nên im lặng.

Cho trẻ một chút không gian riêng

“Đôi khi, trẻ em cũng cần trút bỏ những cảm xúc muộn phiền. Vì vậy, hãy để con được làm điều đó” – Linda Pearson, tác giả cuốn sách “Phép màu kỷ luật” nói.
Khóc cũng khiến tâm trạng con được tốt hơn. Nước mắt được tìm thấy có chứa cortisol – hormone gây căng thẳng, và khóc giúp làm giảm huyết áp, nhịp tim. Khóc cũng gửi các tín hiệu đến bộ não để giúp làm dịu và thoải mái cơ thể đang bị tổn thương.

Trao cho con một cái ôm

Đôi khi, tức giận, khóc lóc xuất phát từ nỗi buồn, thất vọng, hoảng sợ và một cái ôm có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Bạn có thể nhẹ nhàng ôm con, vỗ về mà không cần nói bất cứ điều gì. Ôm giúp con thấy an tâm và biết rằng bạn đang rất quan tâm đến con ngay cả khi con đang làm sai điều gì đó. Đôi khi trẻ em cũng cần một nơi an toàn để giải tỏa cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, bạn không nên ôm trẻ khi cơn giận đang ở cao điểm nhé.

Tìm hiểu nguyên nhân và làm trẻ phân tâm

Bất cứ sự giận dữ nào của trẻ cũng có nguyên nhân. Tuy nhiên, chúng ta thường nhìn vào thái độ, hành vi thay vì tìm ra nguyên nhân đằng sau những phản ứng dữ dội của trẻ.
Đối với trẻ mới biết đi, khi ngôn ngữ chưa được phát triển thì việc diễn tả suy nghĩ bằng lời nói thật chẳng dễ dàng gì. Ở độ tuổi này bạn có thể dạy những từ ngữ đơn giản như: măm măm, ti ti,…để trẻ có thể bảo hiệu cho bố mẹ biết.
Bạn có thể giúp trẻ nhanh chóng vượt ra sự giận dữ một cách tích cực là kéo con ra ngoài. Bạn hãy đưa con đi dạo, đi mua sắm,…Việc này sẽ giúp bình tĩnh lại nhanh hơn.
Trẻ em có khoảng thời gian chú ý khá ngắn, vì vậy chúng cũng sẽ dễ chuyển hướng và quên đi cơn tức giận của mình đó!

Đưa ra phần thưởng

Một trong số những mẹo bạn có thể áp dụng để hạn chế sự giận dữ ở trẻ, đó là đưa ra phần thưởng.
Nếu con thực hiện tốt những điều bố mẹ yêu cầu thì con sẽ có phần thưởng.

Nhận được phần thưởng, đứa trẻ nào chả thích và ngoan ngoãn ngay ý mà!

Cách “hối lộ” sẽ rất hiệu quả đấy, miễn sao điều kiện này đưa ra trước đó, chứ không phải giữa cơn tức giận của trẻ.

Sau khi con vượt qua cơn giận dữ, bố mẹ nên đưa ra quy tắc và kỹ năng để con xử lý chúng ở những tình huống tốt hơn nhé.
Việc để con đối mặt với suy nghĩ và cảm xúc của con sẽ giúp con trưởng thành hơn đấy.
Hãy là những bố mẹ thông thái!

Share this Article
Leave a comment