10 sự thật về trẻ sơ sinh có thể khiến mẹ bất ngờ

Admin
10 sự thật về trẻ sơ sinh có thể khiến mẹ bất ngờ

Trẻ sơ sinh từ khi thành hình hài trong bụng người mẹ đã là một điều kì diệu. Tuy nhiên Trẻ sơ sinh còn có những sự thật thú vị mà không phải bà mẹ nào cũng biết.

Cùng tìm hiểu với Góc Ẩm Thực 10 sự thật về trẻ sơ sinh có thể khiến mẹ bất ngờ nhé!

10 sự thật về trẻ sơ sinh có thể khiến mẹ bất ngờ

Không thể khóc ra nước mắt

Khi muốn điều gì đó, trẻ sơ sinh có thể la thét nhưng lại không thể khóc ra nước mắt. Thực tế, nước mắt không thể được tạo ra khi bé chưa đủ 3 tuần tuổi. Và cũng không ngạc nhiên khi trong một vài trường hợp nuôi dạy con, trẻ rơi những giọt nước mắt đầu tiên khi đã 4 – 5 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh có nhiều xương hơn người lớn nhưng… không có xương bánh chè

Một thông tin có thể khiến bạn bất ngờ đó là khi mới sinh ra, cơ thể trẻ sơ sinh có tới khoảng 300 chiếc xương khác nhau. Tuy chúng chưa được hoàn thiện và có hình hài rõ ràng nhưng chúng được tách biệt với nhau từ lúc mới sinh ra.

Trải qua thời gian phát triển lớn dần lên, một số xương trong cơ thể liền lại với nhau, hợp thành một xương có kích thước lớn hơn. Quá trình này hoàn thành vào lúc trưởng thành trong khoảng 20 năm và khi đó cơ thể người chỉ còn 206 cái xương chính thức.

Bên cạnh đó, Một em bé vừa mới sinh sẽ không có xương bánh chè. Hay nói cách khác, xương bánh chè của các bé chỉ là những sụn bánh chè. Phải đến khi 3 tuổi trở lên phần sụn này mới được thay thế dần bằng xương. Đó là lý do tại sao trẻ thường trườn, bò bằng tay thay vì kết hợp cả chân.

Đầu của trẻ sẽ có vùng mềm hơn nhưng vùng khác

Quan sát kỹ thóp đầu thường có dạng vòng tròn, hơi lõm xuống do không được bao phủ bởi hộp sọ như những phần khác. Chúng ta có thể thấy nó phập phồng lên xuống theo nhịp tim của bé. Não của bé phát triển và lớn dần theo bé. Thóp đầu còn đóng vai trò như những khoảng không gian để não phát triển bởi các khớp nối cũng sẽ được tùy chỉnh theo.

Ss

Đây là vùng nhạy cảm của trẻ, các bố các mẹ phải đặc biệt chú ý và cẩn thận. Tránh động chạm mạnh và va đập.

Hay có vết bớt

Trẻ sơ sinh và vết bớt

Nếu bé sinh ra đã có vết bớt hoặc các dấu hiệu khác trên da, đó là chuyện hết sức bình thường. 80% trẻ sinh ra đã có vết bớt.

Trẻ sơ sinh có thính giác tốt

Trẻ nhỏ rất hay giật mình. Không phải vì âm thanh to hay bé mà là vì mọi âm thanh đều mới mẻ với chúng. Ở độ tuổi này, khứu giác ở trẻ cũng rất phát triển.

Trẻ sơ sinh có thị giác không tốt

Tầm nhìn ở trẻ sơ sinh không kém hơn so với người lớn là bao nhiêu. Tuy nhiên, khả năng truyền và phân tích thông tin của não bộ lại không thực sự tốt khiến cho bé chỉ có thể nhìn rõ trong phạm vi 20 – 40 cm.

Mẹ là số 1

Trẻ sơ sinh chỉ mất vài tuần để có thể phân biệt được mẹ và những người khác. Âm thanh và hình ảnh có thể biến mất rất nhanh đối với trẻ nhưng mùi hương và giọng nói của mẹ lại có thể được nhận ra ngay từ khi trẻ sinh ra.

Trẻ sinh tháng 5 có cân nặng lớn nhất

Mẹ thường cho rằng tháng 1 – tháng của ngày lễ tiệc tùng sẽ sinh ra nhiều em bé nặng cân. Nhưng thực tế, nhiều trẻ sinh tháng năm mới có cân nặng lớn nhất, thường là hơn 200gram so với bé sinh các tháng khác.

Không phân biệt được màu sắc

Đứa trẻ sơ sinh không phân biệt được màu sắc. Do các tế bào thần kinh trong võng mạc và não kiểm soát tầm nhìn vẫn chưa đầy đủ nên chưa thể phân biệt được màu sắc. Bé chỉ có thể nhìn thấy màu đen, trắng và xám, và chỉ nhìn được trong khoảng cách gần từ 20 cm đến 40 cm. Trẻ sơ sinh cũng chỉ nhìn rõ mọi vật trong khoảng cách này và gọi là cận thị sơ sinh. Mất vài tháng thì tầm nhìn của trẻ sẽ dần cải thiện.

Ss3

Khoảng tuần thứ 10, trẻ mới có phản ứng đối với màu sắc. Người ta cho rằng, khoảng 3 – 4 tháng tuổi, trẻ có khả năng phân biệt màu như người lớn.

Thuận tay nào?

Có đến 10% dân số thuận tay trái. Nếu là một cặp sinh đôi thì khả năng thuận tay trái ở trẻ lên đến 22%.

Trẻ sơ sinh đôi khi “phi thường” hơn chúng ta tưởng nhỉ? Hy vọng những điều mới mẻ, thú vị trên góp phần nào để các bố các mẹ hiểu rõ hơn về “thiên thần” của mình, đồng thời chăm sóc được tốt nhất đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Share this Article
Leave a comment